03 Chức năng của văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Chức năng của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam là tìm hiểu thị trường, xúc tiến cơ hội đầu tư, kinh doanh. Với mục tiêu là có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Văn phòng đại diện thường được lựa chọn vào giai đoạn trước khi đầu tư. Bài viết này sẽ làm rõ một số chức năng cơ bản của Văn phòng đại diện đối với Công ty nước ngoài.

Quy định của pháp luật về Chức năng của Văn phòng đại diện

Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/1/2016 quy định nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài:

Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Chức năng của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Văn phòng liên lạc

Văn phòng đại diện sẽ là đầu mối liên lạc giữa Công ty mẹ tại nước ngoài và khách hàng tại Việt Nam. Hiện nay, việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới không còn lạ lẫm. Nhất là kinh doanh qua mạng Internet và các sàn thương mại điện tử. Vì vậy, Văn phòng đại diện được lập ra để làm đầu mối trao đổi thông tin giữa các bên. Đây là chức năng cơ bản nhất của Văn phòng đại diện.

Tìm hiểu thị trường

Chức năng này của Văn phòng đại diện thường được các công ty nước ngoài sử dụng khi chuẩn bị đầu tư. Trước khi thực hiện đầu tư góp vốn vào Việt Nam, nhà đầu tư muốn nắm rõ nhu cầu của Thị trường Việt Nam. Văn phòng đại diện sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu Quy mô thị trường, nhu cầu của thị trường, tính khả thi của dự án.

Xúc tiến cơ hội đầu tư kinh doanh

Cũng tương tự như nội dung thứ hai. Tuy nhiên, chức năng này được nâng lên một chút. Nghĩa là công ty nước ngoài đã thực hiện tìm hiểu thị thị trường Việt Nam. Họ muốn “tạo” ra khách hàng trước khi đầu tư vốn. Điều này sẽ tránh những rủi ro quá mức khi đầu tư tại một thị trường mới. 

Chức năng của Văn phòng đại diện
Chức năng của Văn phòng đại diện

Những lĩnh vực được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam

Quy định “không bao gồm ngành dịch vụ…” được hiểu thế nào? Điều này có nghĩa rằng, chỉ một số lĩnh vực được phép thành lập Văn phòng đại diện. Chức năng của Văn phòng đại diện được thực hiện trong các lĩnh vực sau:

STT Các Ngành/phân ngành Cơ quan quản lý chuyên ngành
1 Dịch vụ kinh doanh:
A- Dịch vụ chuyên môn
1- Dịch vụ pháp lý Bộ Tư pháp
2- Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán Bộ Tài chính
3- Dịch vụ tư vấn thuế Bộ Tài chính
4- Dịch vụ kiến trúc Bộ Xây dựng
5- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật
6- Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị Bộ Xây dựng
7- Dịch vụ thú y Bộ Nông nghiệp và PTNT
B- Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan Bộ Thông tin và Truyền thông
C- Dịch vụ nghiên cứu và phát triển Bộ Khoa học và công nghệ
D- Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển Bộ Công Thương
E- Các dịch vụ kinh doanh khác
1- Dịch vụ quảng cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2- Dịch vụ nghiên cứu thị trường Bộ Công Thương
3- Dịch vụ tư vấn quản lý Bộ Công Thương
4- Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý Bộ Công Thương
5- Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, sân bắn và lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và PTNT
6- Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ Bộ Công Thương
7- Dịch vụ liên quan đến sản xuất Bộ Công Thương
8- Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và công nghệ
9- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, máy móc thiết bị Bộ Công Thương
2 Dịch vụ thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông
3 Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan Bộ Xây dựng
4 Dịch vụ phân phối Bộ Công Thương
5 Dịch vụ giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo
6 Dịch vụ môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường
7 Dịch vụ tài chính Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước
8 Dịch vụ y tế và xã hội Bộ Y tế
9 Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
10 Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
11 Dịch vụ vận tải Bộ Giao thông vận tải
12 Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển Bộ Công Thương

Các hoạt động không thuộc chức năng của Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh  nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ Thành lập Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài tại Việt Nam

Liên hệ Luật sư tư vấn ngay
Liên hệ Luật sư tư vấn ngay

Quý khách hàng Cần tư vấn kỹ lưỡng về Chức năng của Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài, vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Legal Art
  • Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Sannam, Số 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng: CT2 DN2 Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Phone/Zalo: 0934554622
  • Email: info@legalart.vn
Các dịch vụ của chúng tôi