Thành lập công ty lữ hành cần quan tâm vấn đề gì

Thực tế khi tư vấn cho các công ty lữ hành tôi nhận thấy đây là lĩnh vực kinh doanh có khá nhiều vấn đề pháp lý mà bạn cần quan tâm. Đó là việc đáp ứng các điều kiện khi thành lập công ty, vận hành, hoạt động…Bài viết này tôi sẽ giải đáp một số vấn đề khi thành lập công ty lữ hành mà khách hàng thường xuyên hỏi khi tôi tư vấn.

Công ty lữ hành phải đăng ký ngành nghề gì?

Khi đăng ký thành lập công ty để kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bao gồm Lữ hành nội địa và Lữ hành quốc tế), bạn cần đăng ký mã ngành sau:

Thành lập công ty lữ hành
Thành lập công ty lữ hành

Đối với Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch. Bạn cần ghi chi tiết như sau:

  • Kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Kinh doanh lữ hành quốc tế (Điều 31 Luật du lịch)

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký một số mã ngành có thể bổ trợ cho hoạt động lữ hành của mình. Vì thực tế không có giới hạn đăng ký số lượng ngành nghề. Ví dụ bạn có thể đăng ký thêm một số ngành như: Đại lý bán vé máy bay; Bán buôn, bán lẻ đồ lưu niệm…

Thành lập Công ty lữ hành cần đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

Vốn điều lệ là số vốn thực góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty của Chủ sở hữu, Thành viên công ty, Cổ đông công ty. Luật Doanh nghiệp không quy định số vốn tối thiểu. Tuy nhiên, các công ty Lữ hành cần thực hiện ký quỹ. Vì vậy, số vốn Điều lệ tối thiểu phải lớn hơn số tiền ký quỹ. Hơn nữa, nếu bạn đăng ký vốn điều lệ bằng hoặc lớn hơn chút ít số tiền ký quỹ thì sau khi ký quỹ Công ty sẽ không còn tiền hoạt động.

Về nguyên tắc, khi xác định số vốn Điều lệ đăng ký, bạn cần tính toán tổng chi phí sẽ đầu tư để công ty hoạt động. Có thể lấy mốc 1 năm để tính toán. Các chi phí cố định như: Thuê văn phòng, trang thiết bị, Marketing, Nhân sự…Bạn có thể tính việc các hợp đồng hoặc tiền thu về từ cung cấp dịch vụ có thể quay vòng để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, vẫn cần tính toán chi phí bỏ ra trong vòng 1 năm để xác định cần đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu.

Thành lập công ty lữ hành cần đáp ứng các điều kiện gì?

Việc thành lập công ty lữ hành và đưa công ty đi vào hoạt động, bạn cần đáp ứng ba điều kiện chính như sau:

  • Hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty lữ hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi bạn đặt trụ sở chính. Công ty cần đăng ký ngành nghề lữ hành như tôi nêu ở mục 1.
  • Ký quỹ tại Ngân hàng. Tùy thuộc vào phạm vi cung cấp dịch vụ lữ hành của bạn mà mức ký quỹ sẽ khác nhau. Đối với lữ hành nội địa là 20.000.000 VNĐ, Lữ hành quốc tế là 100.000.000 VNĐ.
  • Người phụ trách kinh doanh lữ hành phải có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp: Tốt nghiệp trung cấp trở lên các chuyên ngành về lữ hành, du lịch…hoặc có Chứng chỉ điều hành dịch vụ lữ hành.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trên, bạn cần tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Đối với hoạt động lữ hành nội địa, bạn xin cấp phép tại Sở Du lịch. Đối với hoạt động lữ hành quốc tế, bạn thực hiện tại Tổng cục Du lịch.

Bạn nên tìm hiểu thêm bài viết của chúng tôi:

Chi phí để xin Giấy phép lữ hành là bao nhiêu?

Lệ phí Nhà nước để thẩm định hồ sơ xin giấy phép lữ hành được quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC. Theo đó, Lệ phí thẩm định cấp mới Giấy phép lữ hành là 3.000.000 VNĐ. Như vậy, chi phí cấp mới Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là 3.000.000 đồng/giấy phép.

Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị thu hồi trong trường hợp nào?

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lữ hành được quy định tại Điều 36 Luật Du lịch 2017. Cụ thể các trường hợp sau:

  • Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản.
  • Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành (Ký quỹ hết hiệu lực hoặc không có người quản lý dịch vụ lữ hành đủ điều kiện)
  • Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành khi có sự thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp (Tên công ty, trụ sở, Người đại diện…) và phạm vi cung cấp Dịch vụ lữ hành (Nội địa, quốc tế)
  • Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.
  • Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
  • Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
  • Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
  • Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Công ty có Giấy phép lữ hành quốc tế có phải xin Giấy phép lữ hành nội địa nữa không?

Khi doanh nghiệp đăng ký và có Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ được kinh doanh cả dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa. Nội dung này được quy định tại Điều 30 Luật Du lịch về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Lưu ý, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế để phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Trên đây là một số câu hỏi về việc thành lập công ty lữ hành. Nếu bạn đang muốn khởi khiệp trong lĩnh vực du lịch, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ trọn gói của LA Law:

Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ với LA Law để được giải đáp chi tiết.

Hotline: 0934554622 – Luật sư Tú (Mr.)

 

Các dịch vụ của chúng tôi