Quy Định Thủ Tục Đầu Tư Ra Nước Ngoài – Những Điểm Mới 2022

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với hình thức nhận đầu tư từ nước ngoài. Với tình hình hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhiều đơn vị cũng có không ít dự án đầu tư sang nước khác. Để quá trình đó diễn ra luôn được thuận lợi thì cần đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hãy cùng LA Law tìm hiểu chi tiết về thủ tục đầu tư ra nước ngoài nhé!

Các quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Cần tuân thủ các quy định của luật đầu tư, quy định pháp luật có liên quan khác, pháp luật quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;
  • Cam kết không thuộc ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài;
  • Nhà đầu tư phải tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ;
  • Cung cấp văn bản của cơ quan thuế xác nhận nghĩa vụ nộp thuế.
Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Có các hình thức đầu tư ra nước ngoài nào hiện nay?

Để tìm hiểu cụ thể về thủ tục đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cũng nên nắm rõ 4 hình thức tổ chức sau:

Thành lập tổ chức kinh tế

Có thể hiểu tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh. Quá trình thành lập tổ chức kinh tế có hai hình thức chính, đó là:

  • Thành lập đơn vị với 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Thành lập giữa các nhà đầu tư có ở trong nước.
Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Thành lập tổ chức kinh tế đầu tư ra nước ngoài

Ngoài ra hai hình thức kể trên, còn có hình thức thành lập tổ chức kinh tế khác đó là chính phủ trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.

Xem thêm >>> Thủ Tục Thành Lập Công Ty Liên Doanh: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ [A-Z]

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ở nước ngoài

Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là hợp đồng BBC. Đây chính là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư. Mục đích là hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và sản phẩm theo quy định, mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ở nước ngoài

Góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế nước ngoài

Nhà đầu tư tiến hành góp vốn vào tổ chức kinh tế thông qua các hình thức sau:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu từ các công ty cổ phần.
  • Thực hiện góp vốn vào công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp trên.
    Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
    Góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế nước ngoài

Nhà đầu tư tiến hành mua cổ phần, mua phần vốn góp với các hình thức dưới đây:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần thông qua công ty, hoặc thông qua cổ đông.
  • Mua phần vốn góp của thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua từ thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc bất kỳ trường hợp nào ở trên.

Xem thêm >>> Thủ Tục Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty Cổ Phần Nhanh Chóng & Dễ Dàng

Mua, bán và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán

Thông qua quy định này, nhà đầu tư có quyền mua bán chứng khoán hoặc giấy tờ có giá trị khác. Ngoài ra cũng có thể đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Mua, bán và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán

Phân loại dự án ra nước ngoài

Hiện tại có 6 dự án đầu tư ra nước ngoài mà các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ:

  • Đầu tư phi lợi nhuận: Sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động không nằm trong mục đích thu lợi nhuận.
  • Đầu tư kinh doanh: Sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận.
  • Đầu tư trong nước: Các nguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước hoặc từ những tổ chức, cá nhân trong nước.
  • Đầu tư nước ngoài: Nguồn lực đầu tư được huy động từ cá nhân, tổ chức nước ngoài.
  • Đầu tư trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý cũng như điều hành quá trình sử dụng vốn đầu tư.
  • Đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá trị khác,…
Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Phân loại các dự án đầu tư ra nước ngoài

Trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật đầu tư mới nhất

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật được thực hiện theo trình tự cụ thể dưới đây:

Bước 1 – Chuẩn bị các hồ sơ đầu tư ra nước ngoài

Tìm hiểu các tài liệu xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

  • Văn bản đăng ký đầu tư;
  • Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý như bản sao chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Đối với tổ chức cần cung cấp giấy chứng nhận thành lập và tài liệu liên quan đến nhà đầu tư là tổ chức;
  • Tài liệu bản sao chứng minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Lập bảng báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất;
  • Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản tổ chức tín dụng được phép thu xếp ngoại tệ.
Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Chuẩn bị các hồ sơ cho thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bước 2 – Nộp hồ sơ đầu tư sang nước ngoài

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ tiến hành gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định từ cơ quan nhà nước có liên quan. Thời hạn làm việc là khoảng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư.

Bước 3 – Thẩm định hồ sơ rõ ràng

Trong 15 ngày, cơ quan được lấy ý kiến về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với dự án cần Chính Phủ quyết định chủ trương đầu tư cần thời hạn 30 ngày. Riêng dự án cần Quốc Hội quyết định thì cần lập báo cáo thẩm định trong thời hạn 90 ngày.

Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Thẩm định hồ sơ rõ ràng theo thời hạn quy định

Bước 4 – Cấp giấy phép thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Nội dung giấy chứng nhận về việc làm thủ tục đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Mã số dự án và nhà đầu tư;
  • Tên dự án và tổ chức kinh tế nước ngoài nếu có;
  • Nêu rõ mục tiêu, địa điểm đầu tư;
  • Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức và tiến độ thực hiện đầu tư;
  • Quyền cũng nghĩa vụ của nhà đầu tư;
  • Ưu đãi và hỗ trợ nếu có.

Bước 5 – Đăng ký giao dịch ngoại hối

Sau khi được cấp giấy chứng nhận cần đến ngân hàng nhà nước để đăng ký giao dịch ngoại hối. Mục đích là thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền sang nước ngoài.

Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Đăng ký giao dịch ngoại hối để hoàn thiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bước 6 – Chuyển vốn đầu tư và thực hiện chế độ báo cáo

Tiến hành chuyển vốn đầu tư theo tiến độ đã đăng ký. Nhà đầu tư phải nghiên cứu quy định pháp luật tiếp nhận của nước tiếp nhận đầu tư. Đối với chế độ báo cáo, nhà đầu tư được cấp một tài khoản truy cập hệ thống thông tin quốc gia. Để thực hiện báo cáo định kỳ như đã quy định.

Kết Luận

Trên đây, LA Law vừa chia sẻ khá chi tiết về thủ tục đầu tư ra nước ngoài thông qua bài viết trên. Nếu các tổ chức hay cá nhân nào muốn đầu tư ở hình thức này, cần nắm rõ những quy định trên. Cam kết tuân thủ đúng theo mọi yêu cầu của pháp luật nước nhà và quốc tế.

Các dịch vụ của chúng tôi