[Hướng dẫn] Thủ Tục Kiện Tranh Chấp Đất Đai Chi Tiết Nhất

Thủ tục kiện tranh chấp đất đai là một thủ tục tố tụng và cần phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt của pháp luật. Khi không áp dụng đúng thủ tục, sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết sự việc và quyền lợi của người khởi kiện. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, LA Law sẽ giải thích chi tiết nhất cho bạn những thông tin về tranh chấp đất đai nhé.

Thế nào là tranh chấp đất đai? Phân loại các dạng tranh chấp đất đai hiện nay

Để hiểu sâu rõ hơn về tranh chấp đất đai, trước hết hãy tìm hiểu về khái niệm và các loại tranh chấp đất phổ biến nhất hiện nay nhé.

Thế nào là tranh chấp đất đai?

Dựa trên quy định của khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, ta có khái niệm về tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Thế Nào Là Tranh Chấp Đất Đai?

Tranh chấp đất đai khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Vì liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nên đây là một dạng tranh chấp khá phức tạp.

Phân loại các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Hiện tại có 3 loại tranh chấp thường gặp nhất, mỗi loại đều có cái khó riêng của nó. Cùng tham khảo dưới đây để biết chi tiết về 3 dạng tranh chấp liên quan đến đất đai nhé!

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Các Dạng Tranh Chấp Đất Đai

Các tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất

Đây là loại tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này, các trường hợp thường bắt gặp nhất là:

  • Tranh chấp về ranh giới đất;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản liên quan tới mảnh đất đó trong quan hệ ly hôn, thừa kế,…
  • Tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn mà người đó không chịu trả lại;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính.

Các tranh chấp liên quan tới quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các bên tranh chấp có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất. Cụ thể, các vấn đề thường xảy ra có liên quan tới loại tranh chấp này là:

  • Tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp do một trong hai bên gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
  • Tranh chấp về việc giải tỏa mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa.

Tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường ít gặp hơn. Nhắc đến nó chắc mọi người cũng biết được nội dung tranh chấp giữa các bên là gì? Thông thường các bên tranh chấp về mục đích sử dụng đất đều đã có cơ sở rõ ràng. Bởi vì, trong quá trình phân bổ đất đai, Nhà nước cũng đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua việc quy hoạch sử dụng đất. 

Những bên bị khởi kiện trong vụ tranh chấp này thường là do cố ý sử dụng đất sai mục đích so với lúc được Nhà nước giao đất cho.

Xem thêm >>> Thủ Tục Đăng Ký Biến Động Đất Đai Nhanh Chóng & Uy Tín

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Pháp Luật Tố tụng

Việc giải quyết tranh chấp đất đai là nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, giúp giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng giữa các bên tranh chấp. Họ phải dựa trên cơ sở pháp luật để xem xét và đưa ra giải phù hợp nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo những quy định tại Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013, nếu việc tranh chấp đất đai đã được giải quyết không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì được xử lý tiếp như sau:

  1. Trường hợp người làm đơn kiện có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì trình lên Tòa án nhân dân để được giải quyết;
  2. Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc thiếu một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì phải lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết dưới đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Cụ thể, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Trường hợp các bên tranh chấp là các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu sau đó hai bên vẫn chưa hài lòng với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
  • Trường hợp một trong hai bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu hai bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Quy Trình Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai Chi Tiết

Thủ Tục Kiện Tranh Chấp Đất Đai
Quy trình tiến hành khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai

Việc khởi kiện tranh chấp đất đai phải tuân theo trình tự cụ thể dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tiến hành khởi kiện

Để chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, phía khởi kiện cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện;
  • Nội dung đơn khởi kiện, tuân theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Tài liệu và các chứng cứ xác minh kèm theo.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền xét xử

  • Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án bằng một trong những phương thức được quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Khi có thông báo từ Tòa án, người khởi kiện sẽ tiến hành nộp tạm ứng án phí. Thời hạn nộp là 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Người khởi kiện chờ thông báo thụ lý vụ án từ Toà án.

Bước 3: Toà án thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử

Trước khi xét xử vụ án, Toà án sẽ thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ nhằm hòa giải cho 2 bên. Tại đây, nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ công nhận 2 bên hòa giải thành công.

Ngược lại, nếu 2 bên không hoà giải được thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử. (Theo Điều 208 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 4: Giải quyết đơn khởi kiện và tiến hành xét xử

Trong quá trình giải quyết vụ án có rất nhiều thủ tục cần phải thực hiện như: thẩm định, định giá, hòa giải, phiên họp kiêm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ… Người khởi kiện cần tham gia để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.

Theo khoản 1 Điều 203 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng. Đối với những vụ việc phức tạp hơn thì được gia hạn thêm không quá 02 tháng.

Sau khi có bản án sơ thẩm, nếu các bên tranh chấp còn có khúc mắc thì vẫn có quyền kháng cáo dựa trên căn cứ có sẵn.

Xem thêm >>> Thủ Tục Xin Giấy Phép Xả Thải Theo Pháp Luật Hiện Hành 2022

Tại Sao Nên Sử Dụng Dịch Vụ Luật Sư Trong Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai?

Một điều dễ nhận thấy là phạm vi tranh chấp đất đai rất rộng lớn và quy định của pháp luật về quyền sở hữu đất đai thì phức tạp. Trong 30 năm đổi mới chính sách pháp luật của Việt Nam, các quy định liên quan đến đất đai cũng được thay đổi qua từng thời kỳ phát triển của đất nước.

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Dịch Vụ Luật Sư Trong Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai

Bạn khó có thể nắm bắt được hết những điều luật đã được thay đổi nếu không thường xuyên theo dõi thường xuyên. Chính vì vậy, việc thuê luật sư tư vấn trong quá trình khởi kiện sẽ giúp bạn giải quyết tranh chấp nhanh và hiệu quả nhất. Cụ thể, việc thuê luật sư sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời như sau:

  • Chi phí thuê luật sư khá phải chăng nhưng mang lại hiệu quả pháp lý mang lại rất cao;
  • Chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tâm. Nếu thuê được luật sư tốt, họ sẽ theo bạn đến khi vấn đề được giải quyết mới thôi;
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh nếu việc khởi kiện gặp vấn đề tại Tòa án.

Dịch Vụ Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Tại LA Law

Với đội ngũ có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực đất đai tại LA Law, bạn sẽ được giải quyết vấn đề nhanh nhất nếu sử dụng dịch vụ tại đây. 

thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
LA Law Tự tin có đội ngũ nhân sự kinh nghiệm thực tiễn và năng lực chuyên môn liên quan tới tranh chấp đất đai

Bạn sẽ được phục vụ từng bước một cho đến khi nộp thành công đơn kiện lên Tòa án. Dưới đây là những nội dung công việc cụ thể:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đất đai và các vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện khởi kiện.
  • Thu thập các chứng cứ và tài liệu cho việc chuẩn bị đơn khởi kiện.
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của Toà án.
  • Nộp hồ sơ khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Lời Kết

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến thủ tục kiện tranh chấp đất đaiLA Law muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này thật sự hữu ích đối với bạn và giúp bạn hiểu hơn về việc tranh chấp đất đai.

Các dịch vụ của chúng tôi