[Tìm Hiểu] Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Mại Chi Tiết Nhất

Trong những năm gần đây, có nhiều cửa hàng kinh doanh được được đưa vào hoạt động với tư cách nhượng quyền thương mại. Hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu của mình. Vậy, thủ tục nhượng quyền thương mại theo quy định được thực hiện như thế nào? Hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây của LA Law nhé!

Nhượng quyền thương mại là gì?

1. Khái niệm

Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại được quy định như sau:

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
thủ tục nhượng quyền thương mại
Hệ thống kinh doanh phải hoạt động ít nhất 01 năm mới được nhượng quyền thương mại

Như vậy, có thể hiểu nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân/ tổ chức nào đó được phép sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm/dịch vụ để kinh doanh với một khoản phí, phần trăm lợi nhuận hay doanh thu theo thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định.

Xem thêm >>> Mẫu Tờ Khai Đăng Ký Sáng Chế Được Cập Nhật Mới Nhất 2022

2. Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều hình thức nhượng quyền thương mại nhưng có 3 hình thức được sử dụng phổ biến là: nhượng quyền thương mại dựa theo khu vực lãnh thổ, nhượng quyền thương mại dựa theo tiêu chí kinh doanh, nhượng quyền thương mại dựa theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh.

  • Nhượng quyền thương mại dựa theo khu vực lãnh thổ, gồm có: Nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam (Burger King, Pizza Hut …), nhượng quyền của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài (Phở 24, Cà Phê Trung Nguyên …), nhượng quyền của các doanh nghiệp trong nước.
  • Nhượng quyền thương mại dựa theo tiêu chí kinh doanh: Nhượng quyền phân phối sản phẩm, nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh.
  • Nhượng quyền thương mại dựa theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh: Franchise độc quyền, Franchise vùng, Franchise phát triển khu vực, Franchise riêng lẻ.

Những trường hợp cần đăng ký nhượng quyền thương mại

thủ tục nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền độc quyền là bên nhượng quyền chọn và chỉ định một vài đối tác nhất định

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ – CP về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại quy định:

“Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

  1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại  Nghị định này.
  2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.”

Do đó, khi muốn thực hiện các hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân cần đăng ký thủ tục nhượng quyền thương mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những trường hợp không cần đăng ký nhượng quyền thương mại

thủ tục nhượng quyền thương mại
Bên dự kiến nhượng quyền sẽ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký thủ tục nhượng quyền thương mại như sau:

“Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:

  • Nhượng quyền trong nước;
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.”

Như vậy, dựa theo quy định trên thì đối với doanh nghiệp là nhượng quyền trong nước sẽ thuộc trường hợp không phải đăng ký thủ tục nhượng quyền thương mại theo quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên dù không phải thực hiện đăng ký thủ tục nhượng quyền thì doanh nghiệp đó vẫn phải thực hiện chế độ báo cáo về cho Sở Công Thương.

Quy trình thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

1. Chuẩn bị hồ sơ tiến hành thủ tục nhượng quyền thương mại

Hồ sơ đề nghị đăng ký thủ tục nhượng quyền thương mại cần chuẩn bị gồm có:

  • Đơn đề nghị đăng ký nhượng quyền thương mại được làm theo mẫu có sẵn được Bộ công thương hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu có sẵn được quy định bởi Bộ công thương.
  • Tư cách pháp lý hiện tại của bên dự kiến sẽ nhượng quyền thương mại;
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài nếu như có chuyển giao quyền sử dụng giữa các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

2. Các bước tiến hành thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại chi tiết

thủ tục nhượng quyền thương mại
Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu sao cho hợp lý

Thủ tục nhượng quyền thương mại được thực hiện theo đúng với quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Đầu tiên, gửi hồ sơ về việc đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tới cho Bộ Công thương.

Trong thời gian 05 ngày làm việc, tính tại thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho doanh nghiệp đó vào trong Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Sau đó sẽ thông báo cho thương nhân bằng văn bản về việc đăng ký đó.

Trong trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời gian 02 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung thêm và hoàn chỉnh hồ sơ.

Các khoảng thời gian nêu tại khoản này không tính khoảng thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi và bổ sung thêm các thông tin trong hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Sau khi hết khoảng thời gian quy định này mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không đồng ý việc đăng ký thì cần phải thông báo cho Bên dự kiến nhượng quyền biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem thêm >>> Tờ Khai Sửa Đổi Đơn Đăng Ký Nhãn Hiệu – Cập Nhật Mẫu Mới Nhất

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhượng quyền thương mại tại LA Law

thủ tục nhượng quyền thương mại
Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp phải sự điều chỉnh của pháp luật

Dịch vụ tư vấn về cách đăng ký thủ tục nhượng quyền thương mại tại LA Law luôn mang chu đáo và tận tình nhất. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký nhượng quyền thương mại của chúng tôi bạn sẽ được hỗ trợ:

  • Tư vấn kỹ càng các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn rõ ràng quy trình, thủ tục nhượng quyền thương mại cần thực hiện theo quy định pháp luật;
  • Đại diện thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước cho khách hàng;
  • Soạn thảo hợp đồng đầy đủ về nhượng quyền thương mại cho khách hàng;
  • Tư vấn về tiềm năng cũng như những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ tục nhượng quyền thương mại.

Lời Kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục nhượng quyền thương mại mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Nếu có thắc mắc gì về nội dung nhượng quyền thương mại và muốn tìm kiếm sự hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với LA Law ngay.

Các dịch vụ của chúng tôi