Thủ Tục Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh Đầy Đủ & Chi Tiết Nhất

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh là thông tin mà bất kỳ khách hàng nào cũng cần phải hiểu rõ nếu muốn thay đổi sang loại hình kinh doanh khác. Hiện nay thì trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp được quyền thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu phát triển của thị trường. Trong bài viết ngày hôm nay, cùng LA Law đi tìm hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục cùng các lưu ý trong việc thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh này nhé.

Thành phần hồ sơ làm thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm những gì?

Trong hồ sơ làm thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh chính sẽ bao gồm:

  • Thông báo về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ( Dựa vào mẫu ở phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Biên bản hội về quyết định thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh tại công ty. (Đối với 2 loại là: Công ty TNHH và Công ty cổ phần);
  • Thông báo quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trường hợp có);
  • Giấy ủy quyền cho công ty luật thực hiện việc sửa đổi và bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Đối với loại văn bản này thì không cần phải công chứng;
  • Bản sao phù hợp với một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện toàn bộ thủ tục;
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Thành phần hồ sơ làm thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị

Có thể nói tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp hay công ty mà bộ hồ sơ này có thể khác nhau ở một số thứ như: Biên bản, Quyết định, Thông báo thay đổi về ngành nghề kinh doanh. Để có thể tiết kiệm thời gian và tránh việc bị từ chối hồ sơ từ các cơ quan nhà nước thì bạn cần nộp hồ sơ một cách cẩn thận và đầy đủ giấy tờ.

Xem thêm >>> [Cập Nhật] Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Công Ty Mới & Đầy Đủ Nhất

Trình tự, thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh chi tiết nhất

Để có thể nắm bắt được rõ hơn về thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh thì ngay sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn các bước đơn giản đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh chính xác nhất:

Bước 1: Tư vấn và soạn thảo ra loại hồ sơ để nộp

Các công ty luật uy tín LA Law sẽ đưa ra các phương án, tư vấn về điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề dự kiến thay đổi. Bên cạnh đó còn có các thủ tục về mặt pháp lý có liên quan tới nội dung thay đổi ngành nghề. Nếu như bạn sử dụng các dịch vụ của LA Law thì luật sư của chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi và lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh cùng với lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp tại khu vực tại: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh. Đây sẽ là nơi mà các doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Công bố thông tin đăng ký kinh doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận kết quả thông báo

Doanh nghiệp, công ty sau khi nhận được giấy xác nhận cho phép thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua các dịch vụ của bưu chính.

Những lưu ý cần biết khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Để có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh thì các bạn cần phải nắm được một số các lưu ý như sau:

  • Mỗi doanh nghiệp đều cần phải nắm được các ngành nghề được thay đổi và bổ sung. Những loại ngành này cần xem xem có thuộc vào cùng danh mục kinh doanh có điều kiện hay không và điều kiện kinh doanh như nào.
  • Doanh nghiệp, công ty cần thực hiện mã hóa ngành nghề kinh doanh muốn thay đổi và bổ sung về ngành nghề kinh doanh cấp 4 được quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
  • Đối với một số các ngành nghề có yêu cầu cần vốn pháp định, khi thay đổi bổ sung ngành nghề doanh nghiệp cần phải điều chỉnh hợp lý để đáp ứng được điều kiện về vốn.
  • Đối với các thay đổi trong việc bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện thì bạn cần phải xin đầy đủ giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Chú ý cần phải xin giấy phép trước khi hoạt động kinh doanh diễn ra.
  • Đối với các ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo trong quá trình kinh doanh có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề.
  • Đối với loại hình kinh doanh, doanh nghiệp không có nhu cầu hoạt động hoặc đã được thay đổi trước đó, xóa bỏ dựa vào  Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam thì cần phải tuân theo đúng quy định hiện hành.
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Những thông tin lưu ý mà bạn cần phải nắm bắt được

Một vài câu hỏi thường gặp về thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp về việc thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh mà khách hàng hay thắc mắc. Theo dõi tiếp để tìm ra được lời giải cho những câu hỏi này nhé.

Doanh nghiệp có cần thiết phải thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư khi thay đổi ngành nghề kinh doanh không?

Câu trả lời là có. Dựa và quy định của luật doanh nghiệp thì các công ty được quyền kinh doanh những loại ngành nghề mà pháp luật không cấm. Căn cứ vào quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2019 có quy định việc thay đổi về ngành nghề kinh doanh tại các công ty cần phải thực hiện đầy đủ thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nếu kinh doanh ngành, nghề không có mã ngành cấp 4 thì phải làm thế nào?

Trong trường hợp mà khách hàng có nhu cầu ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành cấp 4 thì cần đưa ra lựa chọn trong đó một ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Ngay sau đó cần phải nêu đầy đủ thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp 4 nhưng vẫn phải đảm bảo được sự phù hợp với ngành cấp 4 mà doanh nghiệp đã chọn.

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Một số câu hỏi thường gặp trong khi làm thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Có được đăng ký ngành, nghề không được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg hay không?

Đối với những ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam những vẫn được quy định tại các văn bản quy pháp luật khác thì vẫn được ghi dựa theo ngành, nghề đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó đối với các ngành, nghề kinh doanh không thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cần phải xem xét, ghi nhận vào cở sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không thuộc ngành.

Dịch vụ tư vấn làm thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh tại LA Law

Thông qua bài viết trên đây thì bạn có thể thấy thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh mất khá nhiều thời gian. Chính vì vậy mà hầu như mọi doanh nghiệp đều tìm tới và ủy quyền cho các đơn vị uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh chuyên nghiệp. Bất kỳ khách hàng nào tới với La Law đều sẽ nhận được:

  • Tư vấn các điều kiện cùng giải đáp các câu hỏi của khách hàng một cách tận tình.
  • Mã hóa các ngành nghề chưa có mã trong đăng ký kinh doanh của khách hàng.
  • Soạn thảo đầy đủ hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của khách hàng.
  • Tiếp nhận ủy quyền từ khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tới việc thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Hướng dẫn chi tiết các thủ tục cần phải chú ý sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh cho khách hàng.

Xem thêm >>> Dịch Vụ Thay Đổi Giấy Phép Kinh Doanh Trọn Gói & Giá Tốt

Kết luận

Trên đây là các thông tin khái quát về thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanhLA Law muốn gửi tới bạn. Mong rằng bài viết đơn giản này sẽ giúp bạn có thêm các hiểu biết đối với loại thủ tục độc đáo này, cũng như nắm được các lưu ý trong quá trình thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Các dịch vụ của chúng tôi